VinFast tiến sang châu Phi
Ngày 27.1, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện xe khách giường nằm nhồi nhét khách quá số người quy định.Theo đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước lập chốt xử lý vi phạm giao thông trên đường ĐT.741, đoạn qua xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài. Thời điểm này, lực lượng CSGT phát hiện xe khách giường nằm BS 60H-153.64 do tài xế Trần Hữu Đ. (44 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy tuyến cố định TP.Long Khánh (Đồng Nai) - TX.Phước Long (Bình Phước) có dấu hiệu vi phạm nên đã cho dừng xe để kiểm tra.Qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện tài xế nhồi nhét khách, chở quá 5 người theo quy định (51/46). CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế, đồng thời yêu cầu phải có trách nhiệm chuyển số khách chở quá quy định qua xe khác để tiếp tục hành trình.Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 26.1, Đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước, phát hiện tài xế Bùi Văn T. (39 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe ô tô bán tải BS 74C-064.04 lưu thông trên quốc lộ 13, đoạn qua TT.Tân Khai (H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vi phạm nồng độ cồn. Kiểm tra trên xe, lực lượng công an đã phát hiện 53 kg pháo lậu các loại.Ngay sau đó, Đội CSGT số 1 đã bàn giao tang vật và người vi phạm cho Công an H.Hớn Quản để xử lý theo thẩm quyền.
3 kiểu mũ che tai siêu ấm khiến hội chị em mê mệt vì không đụng hàng
Chiều 20.1, TAND TP.Hà Nội tuyên án đối với 10 bị cáo trong vụ án xảy ra tại dự án Đại Ninh (Lâm Đồng).Trong số các bị cáo, ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh), là người duy nhất bị tuyên phạm tội đưa hối lộ, với mức án 3 năm tù.6 người bị tuyên phạm tội nhận hối lộ, gồm: Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 năm 6 tháng tù; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 6 năm 6 tháng tù; Lê Quốc Khanh, Hoàng Văn Xuân và Nguyễn Nho Định, đều là cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ, thấp nhất 2 năm tù, cao nhất 3 năm 6 tháng tù; Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng, 3 năm tù.3 người còn lại bị tuyên phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, bị tuyên 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Hồng Giang, cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ, mức án 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ, 14 tháng 21 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam).Theo cáo buộc, năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Đại Ninh.Quá trình thực hiện, dự án có nhiều vi phạm như không nộp tiền sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm tiến độ… Do đó, tháng 6.2020, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra, kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất tại dự án nêu trên.Nắm được thông tin, ông Nguyễn Cao Trí thỏa thuận mua lại dự án từ bà Phan Thị Hoa. Dù đang trong thời điểm bị kiến nghị thu hồi, nhưng nhờ sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, việc "sang tay" dự án vẫn được thực hiện. Công ty Sài Gòn Đại Ninh thay đổi người đại diện theo pháp luật từ bà Hoa sang ông Trí.Tiếp đó, ông Trí lợi dụng mối quan hệ, dùng lợi ích vật chất để câu kết với nhiều cán bộ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng nhằm điều chỉnh trái pháp luật các quyết định liên quan đến việc xử lý sai phạm tại dự án Đại Ninh.Kết quả là, dự án này "hồi sinh", từ diện phải thu hồi sang không thu hồi. Ông Trí sau đó bán dự án cho Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland, với tổng số tiền 27.600 tỉ đồng. Nhờ đó, bị cáo thu lợi 2.700 tỉ đồng.Để "hồi sinh" dự án, ông Nguyễn Cao Trí chi 200 triệu đồng "cảm ơn" ông Mai Tiến Dũng; đưa hối lộ cho ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 lần với tổng số tiền 2,1 tỉ đồng; đưa hối lộ cho ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 7 lần với tổng số tiền 4,2 tỉ đồng…Quá trình xét xử vụ án, các bị cáo cơ bản thừa nhận hành vi phạm tội, bày tỏ sự ăn năn, hối hận, mong được hưởng khoan hồng."Đại gia" Nguyễn Cao Trí cho biết mục đích ban đầu khi thực hiện dự án là muốn đóng góp cho địa phương. Nhưng vì khó khăn, cộng thêm áp lực phải tìm cách tháo gỡ, bị cáo đã quyết định nóng vội, sai lầm.Ông Mai Tiến Dũng thừa nhận việc cầm tiền, chuyển đơn cho ông Trí là sai, tuy vậy bị cáo khẳng định không mặc cả hay thỏa thuận để nhận bất cứ lợi ích vật chất nào. Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày về hoàn cảnh bệnh tật, quá trình công tác…, mong được hưởng khoan hồng.Hai cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp và Trần Đức Quận cũng đều thừa nhận được bị cáo Trí đưa nhiều tỉ đồng, nhưng nghĩ rằng đây là quà cảm ơn chứ không hề đòi hỏi, ép buộc. Riêng ông Hiệp nhiều lần cho biết, một phần dẫn tới sai phạm là chịu sức ép từ cố Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh và "lãnh đạo cấp cao của Chính phủ gọi điện nhờ".Trong phần tranh luận về hành vi phạm tội của "đại gia" Nguyễn Cao Trí, đại diện viện kiểm sát đánh giá vụ án này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn "tha hóa chính bị cáo; tha hóa nhiều bị cáo giữ chức vụ trong cơ quan quản lý nhà nước, từ Văn phòng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng... Rõ ràng hậu quả về công tác cán bộ là cực kỳ đau xót".
Xúc động đại gia đình 3 thế hệ đưa bà nội U.90 đi chơi biển
Ông Nguyễn Văn Hải, Phó chủ tịch UBND H.Lục Ngạn (Bắc Giang), cho rằng nếu so sánh với mùa vụ năm 2023 thì năm nay ước tính thiệt hại của các nhà vườn ở "thủ phủ trồng vải" này lên tới hàng nghìn tỉ đồng.
Ngày 7.3, Công an TP.HCM đang củng cố hồ sơ, xử lý 2 nhóm thanh niên "hỗn chiến" gây náo loạn trên đường Ung Văn Khiêm.Trước đó, khoảng 19 giờ 30 ngày 2.3, một nhóm 5 thanh niên chở nhau trên 3 xe máy chạy trên đường Ung Văn Khiêm (P.25, Q.Bình Thạnh). Trên đường đi, nhóm này được cho là chọc ghẹo 2 thanh niên khác. Bực tức, 2 thanh niên đuổi theo, chặn đầu xe và lao vào đánh nhau với nhóm 5 thanh niên. Trong lúc đánh nhau, nhóm 2 thanh niên thất thế, bị nhóm 5 thanh niên dùng ghế (của quán ăn bên đường) liên tục đập vào người.Vụ "hỗn chiến" làm một số người bị thương nhẹ và một số tài sản bị hư hỏng, nhiều người đi đường khiếp vía, giao thông qua khu vực bị ảnh hưởng.Nhận tin báo, Công an P.25 nhanh chóng có mặt đưa nhóm này về trụ sở lấy lời khai, trích xuất camera an ninh để làm rõ.Công an xác định nhóm 5 thanh niên gồm: L.H.A.Q, V.H.N, N.T.P, L.T.N và N.H.G.N (cùng 17 tuổi); còn nhóm 2 thanh niên là N.Q.T và N.N.G.B (cùng 16 tuổi). Đại diện UBND P.25 cho hay, vụ việc tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự, gây dư luận xấu. Hành động của nhóm thanh niên có dấu hiệu của tội gây rối trật tự công cộng.Sau đó, Công an P.25 đã lập hồ sơ, bàn giao 7 người cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định.
Tuyển sinh lớp 1, 6, 10 tại TP.HCM: Những thay đổi quan trọng cần lưu ý
Ngày 13.2, tại buổi họp báo định kỳ về kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, Cục Thuế TP.HCM đã gửi văn bản trả lời báo chí về tình trạng giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo.Theo đó, gần đây, Cục Thuế TP.HCM phát hiện một số đối tượng giả danh công chức thuế tại các Chi cục Thuế, Cục Thuế để lừa đảo người nộp thuế.Những người này gọi điện, nhắn tin cho người nộp thuế, tự xưng là cán bộ thuế và đưa ra nhiều đề nghị như: hỗ trợ cài đặt ứng dụng ngành thuế trên điện thoại, máy tính; mời người dân làm việc, hướng dẫn kê khai miễn, giảm thuế; mời tham gia tập huấn; bán tài liệu, sổ sách.Ngoài ra, các đối tượng này còn yêu cầu người nộp thuế mang căn cước công dân đến cơ quan thuế để cập nhật, kê khai thông tin theo chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (theo Nghị quyết số 174/2024 của Quốc hội) và chính sách hoàn thuế thu nhập cá nhân để giúp họ nhận tiền hoàn thuế.Nếu người nộp thuế không muốn trực tiếp đến cơ quan thuế, các đối tượng này sẽ dụ dỗ họ liên hệ bộ phận "kỹ thuật" để nhận link, tải về một phần mềm giả mạo. Những người này còn thông báo về việc sử dụng chứng từ điện tử để khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Nghị định số 123/2020 của Chính phủ.Ngoài ra, một số đối tượng còn yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin cá nhân như tài khoản đăng nhập ứng dụng nộp thuế eTax Mobile, mã số thuế, căn cước công dân, giấy phép đăng ký kinh doanh. Chúng cũng giả mạo giấy mời yêu cầu cập nhật, kê khai thông tin theo chính sách giảm thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế thu nhập cá nhân.Đồng thời, các đối tượng này bắt buộc người nộp thuế phải kê khai thông tin trên một trang web giả mạo trước khi đến cơ quan thuế.Thực chất, theo Cục Thuế TP.HCM, đây là chiêu trò nhằm chiếm đoạt tài khoản mạng và tài khoản ngân hàng của người nộp thuế.Cục Thuế TP.HCM khẳng định rằng các hành vi trên đều là giả mạo, lợi dụng danh nghĩa công chức thuế và cơ quan thuế để lừa đảo người dân nhằm trục lợi cá nhân.Cơ quan Thuế TP.HCM không chỉ đạo cũng như không thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến những nội dung này. Những hành vi mạo danh này không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành thuế mà còn gây phiền hà, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế.Để cảnh báo người dân, Cục Thuế TP.HCM thường xuyên đăng tải thông tin trên trang điện tử chính thức và các kênh truyền thông của đơn vị về các trường hợp giả danh công chức thuế.Cục Thuế TP.HCM nhấn mạnh rằng các hành vi vi phạm pháp luật này cần được phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh. Đồng thời, cơ quan thuế khuyến nghị người nộp thuế phải kiểm tra kỹ nội dung khi nhận được giấy mời, tin nhắn… và không nên vội vàng thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng lừa đảo.Người nộp thuế cần lưu ý rằng trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan thuế luôn sử dụng giao thức bảo mật "https" và có tên miền quốc gia Việt Nam ".vn".Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ trường hợp mạo danh, giả danh công chức thuế hay cơ quan thuế để lừa đảo, người nộp thuế cần phản ánh kịp thời đến Cục Thuế TP.HCM qua đường dây nóng 02837702288, cụ thể nhánh số 1 (phòng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế) và nhánh số 6 (hỗ trợ đường dây nóng - phòng kiểm tra nội bộ).

Bị xe máy lấn làn, tài xế ô tô tạt đầu gây tai nạn... rồi bỏ chạy
Nghiên cứu mới mở ra tia hy vọng cho nam giới bị rối loạn cương
Nếu nói về trà/chè, với người VN chúng ta thì ai ai cũng biết, bởi trà hiện diện hằng ngày trong mỗi gia đình và cũng là thức uống quan trọng đãi khách nhất là trong những dịp lễ, tết. Thế nhưng chắc chắn rằng quá trình hình thành và phát triển ngành trà, người tìm ra cây trà thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn, câu chuyện về thưởng trà của người Việt xưa và nay cũng như của nhiều nước trên thế giới thì có lẽ chỉ những người trong ngành trà (hoặc mở rộng hơn một ít) mới biết.Chính vì vậy, Bảo tàng trà Long Đỉnh của Công ty TNHH Long Đỉnh ở xứ sương giăng Cầu Đất (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) trở nên quý giá, giúp mọi người, nếu có nhu cầu thì sẽ tường tận được những điều liên quan đến cây trà, ngành trà.Bà Trần Phương Uyên, Phó giám đốc Công ty CP trà Long Đỉnh, cho biết từ năm 2009 công ty đã ấp ủ về một không gian văn hóa trà để làm nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên một câu chuyện xuyên suốt về trà VN và thế giới. Thế rồi vượt qua nhiều khó khăn trong suốt 10 năm, tháng 5.2020 bảo tàng trà được khởi công và đến tháng 1.2023 đi vào hoạt động trên diện tích 4.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng."Thông qua bảo tàng trà, chúng tôi muốn tái hiện, quảng bá câu chuyện lịch sử của ngành trà VN và thế giới. Chúng tôi mong muốn lan tỏa để cho bà con hiểu được giá trị về văn hóa trà của VN, hiểu được lịch sử, nguồn gốc hình thành nên cây trà. Đồng thời, chúng tôi muốn tạo nên một giá trị về nhân văn, gắn liền câu chuyện trà với giáo dục cho giới trẻ, để bảo tồn các giá trị văn hóa của ngành trà, không để bị mai một", bà Uyên thổ lộ.Với hàng trăm cổ vật và tranh, ảnh, tượng được trưng bày một cách khoa học, người xem sẽ biết được lịch sử phát triển ngành trà. Khởi đầu là bức tượng Thần Nông được đặt trang trọng ngay cửa chính bước vào bảo tàng. Thần Nông, ông tổ của ngành nông nghiệp, chính là người đầu tiên tìm ra cây trà. Bên cạnh đó là những tượng, ảnh về những người có công với ngành trà trên khắp thế giới. Trưng bày bản đồ cổ về trà thế giới, lịch sử trà VN. Khu trưng bày các vật dụng, nông cụ thô sơ của ngày xưa như túi đựng cơm, gùi trà, nón lá, nia gầu múc nước, xe đẩy, bồ trà, rương đựng bảo quản trà, áo tơi của phu trà.Đặc biệt, có 8 bức tượng được chế tác rất độc đáo mô tả quy trình sản xuất trà cổ theo phương pháp thủ công truyền thống, gồm 8 công đoạn: hái, phơi, ngủ, thức, xào, vò, sấy, thưởng. Từ những công đoạn này, người làm trà đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ để làm trà như: cối vò, cối thổi, lồng quay thơm. Khu vực trưng bày máy móc hiện đại phục vụ ngành trà hiện nay. Đến khu sản xuất sẽ tham quan quy trình làm trà hiện nay với 16 công đoạn chế biến, thực hiện trong 36 tiếng liên tục, mỗi công đoạn đều yêu cầu tỉ mỉ, cẩn thận để trà đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất.Đến với bảo tàng trà, chúng ta sẽ biết được trên thế giới có hơn 4.000 loại trà khác nhau và mỗi quốc gia có một loại trà đặc trưng. Lá trà tươi qua quy trình chế biến, lên men khác nhau sẽ cho ra các loại trà khác nhau. Trên thế giới, trà được chia thành 6 loại cơ bản: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà ô long, hồng trà và trà phổ nhĩ; trong đó trà ô long được gọi là vua của các loại trà bởi quy trình chế biến cầu kỳ và phức tạp hơn các dòng trà khác.Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng các hiện vật thể hiện văn hóa trà trong dân gian VN, cách thưởng trà cùng thưởng trầm của tầng lớp quý tộc xưa; cách thưởng trà của các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Hồi giáo, châu Âu…Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ việc Công ty trà Long Đỉnh xây dựng bảo tàng tư nhân về trà, về mặt quan điểm của chính quyền địa phương cũng như góc độ khoa học, góc độ du lịch, đây là hướng tiếp cận xu thế của thời đại."Điều này thể hiện qua mấy đặc điểm như sau: thứ nhất, đây là bảo tàng tư nhân sưu tập tất cả hiện vật liên quan đến trà trong và ngoài nước với trên 250 cổ vật. Thứ hai là chọn vị trí đắc địa bởi đây là vùng sinh thái nông nghiệp cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, trà ở vùng Cầu Đất bao giờ cũng tốt hơn các nơi khác. Vấn đề thứ ba là khi chủ cơ sở xây dựng bảo tàng, xác định đây là nơi giới thiệu hình ảnh, cội nguồn về ngành trà của VN cũng như trên thế giới, do đó công ty đã sưu tầm tất cả các nguồn gien chè quý trong nước và quốc tế; trong đó thể hiện hai nhóm chè cao sản và chè chất lượng cao", ông Phạm S phân tích. Bà Trần Phương Uyên cho biết đầu năm 2024, Tổ chức Kỷ lục VN đã xác lập kỷ lục: "Không gian văn hóa trà Long Đỉnh (Bảo tàng trà Long Đỉnh - NV) là công trình giới thiệu vùng trà Cầu Đất, tái hiện và quảng bá câu chuyện lịch sử - văn hóa của trà VN và thế giới có diện tích lớn nhất". Năm qua, bảo tàng trà đón hơn 12.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu là các đoàn sinh viên, học sinh, du khách... Đến với bảo tàng trà, bà con sẽ được thưởng thức các món ăn từ trà, như: cơm trà, mì hồng trà, thạch trà, trứng nấu trà, thịt kho trà, khoai tây sốt trà, tempura trà.
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sắp 'dứt' nợ, có đơn vị quản lý mới
Tham gia đoàn công tác với Tổng Bí thư Tô Lâm có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các lãnh đạo một số số bộ, ban, ngành…Theo báo cáo của tỉnh Gia Lai, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân 6,21%/năm, GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 75 triệu đồng. Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Gia Lai kiến nghị T.Ư quan tâm bố trí vốn cho các dự án hạ tầng quan trọng thúc đẩy liên kết vùng như: Dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku; nâng cấp cảng hàng không Pleiku lên cấp 4C; bố trí nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số; nâng tỷ lệ bổ sung nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước…Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đánh giá: Giao thông kết nối địa phương ở Gia Lai còn khó khăn, nhất là các trục ngang kết nối Gia Lai với vùng duyên hải Nam Trung bộ; không có nhà đầu tư chiến lược, thu hút đầu tư hạn chế…Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Gia Lai cần sớm đầu tư các trục ngang kéo Tây nguyên về với biển, trong đó có tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đã thống nhất chuyển dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sang đầu tư công, nếu có nguồn vượt thu trong năm 2025 sẽ bố trí làm ngay.Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình thông tin thêm: Chính phủ đã giao 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định làm chủ đầu tư dự án này. Để đẩy nhanh tiến độ, phần giải phóng mặt bằng được tách thành dự án riêng, giao cho các địa phương làm trước để thuận lợi trong thực hiện dự án.Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao vai trò vị trí chiến lược quan trọng của Gia Lai về chính trị xã hội, an ninh quốc phòng ở khu vực Tây nguyên cũng như cả nước. Theo Tổng Bí thư, Gia Lai là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển như nguồn lực đất đai dồi dào, khí hậu tốt, là tiền đề của nông nghiệp quy mô lớn, du lịch, năng lượng tái tạo. Tổng Bí thư yêu cầu tỉnh Gia Lai đẩy mạnh phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột: Nông nghiệp, du lịch, thu hút đầu tư. Gia Lai phải tăng cường mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.Tổng Bí thư Tô Lâm cũng bày tỏ sự lo ngại và sốt ruột khi thời gian qua nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội Gia Lai đặt ra không hoàn thành, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tổng Bí thư chỉ đạo đưa định hướng quyết tâm phát triển Gia Lai thành tỉnh khá dựa trên nông nghiệp hữu cơ, đa dạng sinh thái và văn hóa. "Gia Lai cần nhanh chóng rà soát các chỉ tiêu chưa thực hiện được, tháo gỡ các điểm nghẽn phát triển để tạo bước đột phá mới trong thời gian tới", Tổng Bí thư lưu ý.Tổng Bí thư cũng yêu cầu tỉnh Gia Lai phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo, hạ tầng giao thông, thủy lợi; thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao đóng góp khu vực kinh tế này vào GRDP của tỉnh; nâng cao hiệu quả các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã; chú trọng đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, cải thiện an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân.Tổng Bí thư đề nghị các bộ, ban, ngành xem xét, nghiên cứu giải quyết cụ thể các kiến nghị của tỉnh, hỗ trợ tối đa cho Gia Lai phát triển nhanh, hiệu quả trong thời gian tới. Tổng Bí thư tin tưởng tỉnh Gia Lai sẽ có những bứt phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo những nền tảng vững chắc để phát triển nhanh, bền vững, toàn diện trong thời gian tới, nhân dân có cuộc sống ấm no, vui tươi, hạnh phúc, vững bước cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh.Dịp này, Tổng Bí thư đã tặng công trình trạm y tế trị giá 5 tỉ đồng cho xã Glar, H.Đak Đoa (Gia Lai) nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân.Cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác tới thăm, làm việc với Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng).
kwin
Mới đây, anh N.Đ (ngụ Bình Phước) tra cứu vi phạm qua hình ảnh thì thấy xe của mình "dính" phạt nguội lỗi chạy quá tốc độ ở Vĩnh Phúc. Anh N.Đ bất ngờ vì chưa từng chạy xe ra tới ngoài này nên hoang mang lên mạng tìm cách xử lý.Câu chuyện của anh N.Đ được nhiều người đoán, có thể ai đó "chơi chiêu" dán biển số, tình cờ biển số dán giống biển số của anh Đ. nên anh "dính chưởng". Tuy nhiên, mọi người cũng động viên anh rằng, nếu khác loại xe thì chứng minh với CSGT rất dễ dàng. Một số người khác lo lắng, nếu phải chạy từ Bình Phước ra Vĩnh Phúc để gặp trực tiếp CSGT, giải trình đây không phải xe của mình thì rất tốn kém: thời gian, chi phí đi lại, ăn ở. Các khoản phí gộp lại có khi... cao hơn tiền đóng phạt. Trường hợp này, anh Đ. cho hay, hình ảnh cho thấy chiếc xe vi phạm có trùng màu và trùng biển số với xe anh, nhưng khác loại xe.Tài khoản Lê Hún chia sẻ, anh đã từng xử lý trường hợp như thế này. Cụ thể, trong thông báo vi phạm qua hình ảnh được gửi về địa chỉ nhà (chủ xe), CSGT sẽ yêu cầu chủ xe hoặc người liên quan liên hệ đội CSGT phát hiện vi phạm hoặc công an địa phương nơi chủ xe cư trú để làm việc. Lúc này, chủ xe có thể gửi đơn khiếu nại đề nghị giải quyết qua công an địa phương. Trong đơn, chủ xe cần ghi rõ rằng xe của mình chưa từng đi tới địa điểm như thông báo vi phạt nguội. Yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết, trả lời bằng văn bản theo quy định. Trường hợp không nhận được thông báo gửi về nhà, tài khoản Lê Hún cho rằng, chủ xe có thể copy đường link báo lỗi vi phạm của trang web tra cứu để đề nghị cơ quan chứng năng xác minh làm rõ, yêu cầu xóa lỗi.Nhiều người động viên chủ xe: "Khác loại xe thì không sao đâu, mất thời gian tí thôi". Trong khi đó, một số người cẩn trọng hơn thì nhắc chủ xe nên kiểm tra trên ứng dụng, đúng trang web của Cục CSGT, còn nếu nhận thông báo phạt nguội qua điện thoại thì chắc chắn là lừa đảo. Theo lãnh đạo một đội CSGT, trường hợp bị báo lỗi phạt nguội nhưng xác định chắc chắn không phải xe của mình, chủ xe có thể chủ động liên hệ với nơi ra thông báo - đơn vị phát hiện vi phạm, để kiểm tra, đối chiếu biển số, màu sơn, loại xe. Trường hợp của anh N.Đ là trùng biển số, màu sơn nhưng khác loại xe nên sẽ không mất nhiều thời gian. Anh N.Đ có thể làm đơn, cung cấp hình ảnh của phương tiện, gửi kèm qua đường bưu điện đến địa chỉ của nơi ra thông báo vi phạm để được xử lý. "Trường hợp này, trách nhiệm của đơn vị ra thông báo vi phạm qua hình ảnh phải chứng minh xe anh là xe vi phạm, chủ xe không cần chứng minh mình không vi phạm nên không phải lo lắng tìm lại bằng chứng xem ngày, giờ đó xe đang ở đâu", CSGT chia sẻ. Cũng theo CSGT, trường hợp dán biển số hiện nay khá ít gặp vì lắp biển giả, dán keo đè biển số không đúng với giấy đăng ký xe bị phạt khá cao. Cụ thể, Nghị định 168/2024 quy định, người lái xe ô tô sẽ bị phạt từ 20 - 26 triệu đồng, người lái xe máy bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng khi sử dụng chất liệu khác sơn, dán lên chữ, số của biển số xe.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư